Trong tất cả những vật liệu trên thế giới, không có gì đa dạng, cứng rắn và hữu ích bằng sắt thép. Hiện nay, có tất cả 3.500 loại thép, gồm thép các bon, thép mạ kẽm và thép không gỉ. Được dùng để chế tạo các công cụ, thiết bị, nhà cửa, cầu đường, xe cộ… Trước khi có sắt thép, mọi người sống rất vất vả, nhưng khi có nó, mọi thứ đều trở nên dễ dàng. Và có thể nói đây chính là xương cốt giúp xã hội hiện đại, văn minh, tiến bộ.
“Nếu một vật dụng trong cuộc sống không làm từ thép, thì sẽ được tạo ra từ một chiếc khuôn thép”. Có thể nói không một lĩnh vực nào không dùng tới sắt thép. Thế nhưng, người ta nhớ nhất vẫn là ba lĩnh vực: xây dựng, cơ khí chế tạo và đóng gói thực phẩm. Sự hiện diện của Thép rất phổ biến, giống như không khí chúng ta hít thở mỗi ngày, phổ biến đến nỗi nó gần như không được chú ý, nhưng thực sự là Thép ở khắp mọi nơi.
Kết cấu thép có vai trò thẩm mỹ cao
Cầu sắt Pont de Quebec
Sắt thép phổ biến vì nó có những đặc tính rất ưu việt. Nổi bật nhất là sự cứng rắn, chắc khỏe. Trong đó thép còn khỏe hơn sắt 1.000 lần. Vì thế, nó luôn được dùng để gia cố mọi thứ, đặc biệt là ô tô để chịu va đập trên đường và nhà cửa để ở. Ít nhất trong nhà cũng có một phần bằng sắt, thường là cửa và mái nhà. Cửa thép rất chắc, chống được trộm – hỏa hoạn; còn mái nhà thì tránh mưa gió- bão bùng. Vì cứng rắn sắt thép cũng lâu bền. Mái nhà thép thường bền 50 năm, trong khi mái gỗ và ngói chỉ 17 năm.
Trông nặng nhọc, nhưng thực tế sắt thép nhẹ và thanh thoát hơn nhiều vật liệu khác. Phải cần 40 cây gỗ để làm một ngôi nhà khung gỗ, song chỉ cần tám chiếc ô tô cũ cho một căn nhà khung sắt, diện tích 180 mét vuông. Trong đó phần mái thép chỉ bằng một nửa trọng lượng ngói bê tông, xi măng. Thực nghiệm chỉ ra, cầu thép cũng nhẹ hơn cầu bê tông tám lần. Không chỉ vậy, nhiều loại thép hiện nay còn nhẹ dần. Vào năm 1937, người ta đã phải dùng tới 83 nghìn tấn thép nhằm xây dựng Cầu Cổng vàng California- Mỹ, song nếu hôm nay chỉ cần phân nửa
Với mật độ nguyên tử dày đặc, thép cũng bao bọc và chứa đựng đồ vật rất tốt, nhất là khi làm vỏ hộp thực phẩm thì vẫn giữ nguyên hương vị, màu sắc, dinh dưỡng của thức ăn, đồ uống. Cũng nhờ mật độ này, thép truyền điện và nhiệt cực nhạy, và là chất liệu chính chuyền tải năng lượng mặt trời, gió và sóng biển. Thép cũng là thứ dễ thu hồi, tìm kiếm nhất bằng mắt thường lẫn máy móc so với chất liệu khác. Chỉ cần một cục nam châm sẽ hút được sắt, và một thiết bị cảm biến sẽ phát hiện ra sắt.
Tòa nhà hòa nhạc Walt Disney
Mỗi mảnh sắt thép vừa tháo hay nhấc khỏi chỗ này đã có thể dùng ngay chỗ khác. Hoặc tái chế, nung chảy để phục vụ đa mục đích mà không hư hao. Không dừng ở đó, nó còn được nấu đi, nấu lại nhiều nhất, với 88% và mỗi năm có hơn 630 triệu tấn thép được tái chế làm vật liệu xây dựng, đồ dùng, xe cộ. Và một trong những lần ấn tượng nhất gần đây, ai cũng biết là: Người ta đã thu hồi 24 tấn thép từ Trung tâm thương mại thế giới New York- Mỹ đã bị đổ nát trong trận không tặc ngày 11 tháng 9 năm 2001, để đóng con thuyền USS New York tưởng niệm các nạn nhân. Do tái chế liên tục, thép rất có lợi cho môi trường. Mỗi tấn sắt tái chế sẽ tiết kiệm được 1.125 kilôgam quặng, 630 kilôgam than và 54 kilôgam vôi.
Hiện nay, sắt thép là ngành công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau dầu khí. Doanh thu hàng năm là 900 tỷ đô la Mỹ. Các nước đứng đầu ngành thép là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… Trong 2016, sản lượng thép thô của thế giới là hơn 1.796 triệu tấn. Trung bình, mỗi người dùng tới 270 kilôgam thép. Đến năm 2050, nhu cầu dùng thép sẽ tăng hơn 1,5 lần do dân số toàn cầu tăng cao.