Tỷ giá, lãi suất sẽ bị tác động thế nào trước áp lực thuế quan của Mỹ?

Nếu Mỹ áp thuế đối ứng ở mức cao đối với hàng hóa Việt Nam sẽ gây ra những tác động đáng kể đến tỷ giá và lãi suất trong nước.

1. Tác động đến tỷ giá

  • Áp lực tăng tỷ giá USD/VND: Việc áp thuế cao khiến hàng hóa Việt Nam kém cạnh tranh tại thị trường Mỹ, dẫn đến khả năng giảm xuất khẩu và thặng dư thương mại. Điều này gây áp lực lên nguồn cung ngoại tệ, đặc biệt là USD, khiến tỷ giá USD/VND có thể tăng từ 3% đến 5% trong năm 2025. Việc áp thuế nhập khẩu cao sẽ khiến giá cả hàng hóa tại Mỹ tăng khiến lạm phát quay trở lại. Điều này sẽ cản trở các quyết định của Fed đối với việc hạ lãi suất trong năm nay. Một khi lãi suất tại Mỹ vẫn ở mức cao thì vẫn duy trì Gap dương với lãi suất trong nước và áp lực lên tỷ giá vẫn không giảm.
  • Biến động ngắn hạn: Sau khi Mỹ công bố áp thuế, tỷ giá USD/VND đã tăng mạnh. Tuy nhiên, quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Tổng thống Donald Trump đã giúp thị trường ngoại hối và tỷ giá diễn biến tích cực hơn.​

2. Tác động đến lãi suất

  • Khả năng tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát: Tỷ giá tăng thường đi kèm với áp lực lạm phát, đặc biệt khi Việt Nam phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên liệu sản xuất. Nếu VND mất giá, chi phí nhập khẩu tăng, đẩy giá hàng hóa trong nước lên, từ đó tạo áp lực lên lạm phát. Để kiểm soát lạm phát và giữ giá trị VND, Ngân hàng Nhà nước có thể buộc phải tăng lãi suất điều hành.
  • Chính sách tiền tệ linh hoạt: Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, lạm phát vẫn nằm trong mục tiêu và khả năng kiểm soát của Chính phủ, tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước sử dụng hài hòa các công cụ điều hành.

3. Triển vọng và ứng phó

  • Trước những thay đổi trong chính sách thuế quan, Chính phủ Việt Nam vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng so với đầu năm. Chính phủ dự kiến sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt trong nửa cuối 2025, đồng thời tập trung nâng cao hiệu quả trong chi tiêu. Trên cơ sở này, Dragon Capital đưa ra hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Thứ nhất, với chính sách thương mại hiện tại, dù có sự bất ngờ đối với các nhà đầu tư toàn cầu, mức tăng trưởng của Việt Nam có thể đạt từ 6,5% đến 7,5%. Thứ hai, nếu trong tương lai Việt Nam và các quốc gia khác có thể đàm phán để đưa ra các chính sách thuế linh hoạt hơn, thì tăng trưởng nội địa vẫn có thể duy trì trong khoảng mục tiêu từ 7,5% đến 9% mà Chính phủ đã đề ra.
  • Chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường để điều hành các công cụ, giải pháp với thời điểm và liều lượng hợp lý .

Nguồn tin: CTC

Đánh giá